Đau cổ vai gáy là tình trạng co cứng ở vùng cổ vai gáy gây đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động quay cổ hoặc đầu. Bệnh lý này liên quan mật thiết đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng cổ vai gáy.
Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau hoặc nhức mỏi cổ, vai, gáy
1. Nguyên nhân cơ học
- - Sai tư thế sinh hoạt hoặc luyện tập: Làm việc trong một tư thế quá lâu, gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp, luyện tập sai tư thế… ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu lên các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên.
- - Thói quen sinh hoạt không tốt: Thói quen ngồi lâu trước quạt, máy lạnh, tắm đêm, dầm mưa dãi nắng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ.
- Tập luyện quá sức: Tập luyện thể thao với cường độ cao, tư thế tập không đúng hay không khởi động trước khi tập dễ gây mỏi và tổn thương đến phần cổ vai gáy, thời gian dài sẽ gây nên những cơn đau.
- Đặc thù công việc: Làm việc trong một tư thế quá lâu như ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, bả vai và dẫn đến đau mỏi.
- Chấn thương cổ đột ngột (Whiplash): Do cử động cổ đột ngột gây hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến đau cổ vai gáy như:
- Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh bị kéo giãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này.
- Thoái hóa cột sống cổ: Đây là tình trạng xuất hiện gai xương trên cột sống cổ bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh phần cổ vai gáy. Thường gặp ở nhóm đối tượng từ 40-50 tuổi.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.
- Vôi hóa cột sống: Các đốt sống hoặc mấu ngang của cột sống xảy ra hiện tượng lắng đọng canxi các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, gây nên đau cổ vai gáy.
- Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn gây tổn thương phần mềm bao quanh khớp gây viêm, đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
- Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có các triệu chứng đau dễ gây nhầm lẫn với bệnh xương khớp đau cổ vai gáy như rối loạn khớp bả vai lồng ngực, đau thắt ngực ổn định, ung thư phổi,…
3. Nguyên nhân đau cổ vai gáy khác
- Sử dụng ba lo túi sách quá nặng: Khi sử dụng balo hay túi sách quá nặng và có xu hướng ngã về phía sau thì chúng ta cũng sẽ có cảm giác nhứt mỏi cơ ở vùng cổ và vai.
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn cơ thể càng lão hóa dần các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Vì vậy tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về cổ vai gáy thường cao hơn.
- Thời tiết: Trời lạnh thì cổ vai gáy sẽ trở nên đau hơn do lưu thông máu trong cơ thể kém ảnh hưởng đến thiếu máu và dịch nuôi xương khớp.
- Chế độ ăn uống thiếu chất: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất gây ảnh hưởng tuần hoàn máu và khả năng chữa lành tổn thương ở sụn và khớp.
Cách điều trị cổ vai gáy
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Giúp lưu thông mạch máu và thư giãn các cơ. Chườm nóng sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả, còn chườm lạnh sẽ giảm tình trạng sưng viêm.
- Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đưa ra các bài tập nhẹ nhàng kéo giãn một số mô mềm xung quanh khớp, thông qua các bài tập giãn cơ, duỗi vai, ngực, duỗi lưng hay xoay vòng. Phương pháp này giảm chèn ép dây thần kinh, phục hồi tổn thương mô và giảm đau nhức. Ngoài ra có thể sử dụng một số máy vật lí trị liệu chuyên dụng để điều trị
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy đúng kỹ thuật giúp giảm tình trạng căng cứng khớp. Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ, vai, gáy để giúp xương khớp duy trì độ linh hoạt, ngăn ngừa thoái hóa
- Uống thuốc: Nếu tình trạng đau kéo dài, các liệu pháp điều trị tại nhà không thuyên giảm bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại thuốc. Chủ yếu là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm và các loại vitamin tăng cường sức khỏe xương khớp.
- TENS (kích thích dây thần kinh điện qua da): Máy TENS là một loại máy nhỏ chạy bằng pin có thể giúp giảm đau. Những miếng đệm nhỏ được đặt trên vùng đau và kích thích điện áp thấp tạo ra cảm giác ngứa ran dễ chịu.
- Phẫu thuật: Khi dùng thuốc và các phương pháp khác không giúp giảm tình trạng đau cổ vai gáy người bệnh sẽ được phẫu thuật điều trị nếu một dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép và gây ra tình trạng yếu ở cánh tay hoặc cơn đau dữ dội không biến mất.
Hướng dẫn tự làm giảm các triệu chứng của đau cổ vai gáy tại nhà
Nghỉ ngơi thư giãn
Triệu chứng đau cổ vai gáy thường tăng lên khi vận động cột sống cổ, ngồi lâu, di chuyển cổ sai cách hoặc đi lại nhiều. Do đó, để giảm đau nhức, người bệnh nên tạm dừng công việc, hoạt động và nghỉ ngơi thư giãn.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bổ sung Vitamin C, Vitamin A, Canxi, Vitamin D, Protein để củng cố cấu trúc cơ, gân, xương giúp phục hồi mô tổn thương nhanh chóng, hỗ trợ tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ.
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm tình trạng sưng viêm từ nguyên nhân chấn thương hoặc viêm. Người bệnh có thể áp dụng với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày, 15 – 20 phút/lần.
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng giảm đau hiệu quả tại nhà, các cơ bị căng được nới lỏng và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Tập các bài tập giãn cơ
Các bài tập có tác dụng thư giãn vùng cổ vai gáy, tăng cường sức mạnh cho vùng cơ cổ, thúc đẩy lưu thông máu người bệnh có thể tìm đến các bài tập yoga, thiền…
Tư thế ngủ
Tư thế ngủ không đúng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau cổ vai gáy thường gặp. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên thay đổi tư thế ngủ:
- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy.
- Lựa chọn gối có độ cao và độ mềm phù hợp, tốt nhất là có thể giữ đầu ngang với cổ.
- Chọn nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, tránh nằm nệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp thúc đẩy lưu thông máu đồng thời cấp nước cho đĩa đệm (phần nằm giữa các đốt sống cổ) trở nên chắc khỏe và dẻo dai. Mỗi ngày, người bệnh nên bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước để hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả.
Đau cổ vai gáy thường gặp ở những người có hoạt động lặp đi lặp lại trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, thợ may,…khi những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu nếu bệnh nhân tập trung vào việc tự phục hồi bằng thay đổi các thói quen và luyện tập các bài tập giãn cơ. Bệnh nhân sau điều trị cũng nên tập trung vào việc phục hồi chức năng sau điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sử dụng các công cụ massage cầm tay hoặc ghế massage để thư dãn cơ bắp giúp máu lưu thông vừa giảm đau hiệu quả vừa đem lại cảm giác thoải mái cho các bạn. ytebachlong.vn gợi ý cho các bạn một số sản phẩm massage chuyên dụng sẽ giúp các bạn giảm thiểu cơn đau và thư giản sau mỗi ngày làm việc vất vả.